THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Ý kiến nhà tuyển dụng

Ý kiến cho ngành Văn học


Tôi ra trường đã 26 năm (1987-1991), từ đó đến nay, theo sự quan sát của tôi, chất lượng đào tạo của Khoa nói chung là khá tốt. Với đặc thù ngành đào tạo, đòi hỏi các sinh viên phải chịu khó chủ động đọc, viết, nghiên cứu thêm, lúc đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tiễn. Điều này không những giúp sinh viên trau dồi kiến thức chuyên môn, mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học. Và sau khi tốt nghiệp, bắt tay vào công việc thực tế, nhiều người trong số đó đã có được những kinh nghiệm quý báu để thành công trên nhiều lĩnh vực mà mình đảm nhiệm.


từ Ông Trương Diên Thống – Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế

Ý kiến cho ngành Văn học


Là cựu nghiên cứu sinh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, tôi thực sự tự hào và rất đỗi hài lòng về cơ sở đào tạo này. Thú thật khi mới dự định làm nghiên cứu sinh, tôi từng nghĩ mình sẽ học ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh; nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên cuối cùng tôi quyết định chọn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Sau bốn năm học tập và nghiên cứu, giờ đây tôi có thể khẳng định sự lựa chọn ấy là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, Đại học Huế là một trong những cái nôi đào tạo đại học, sau đại học uy tín, chất lượng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Các thầy cô giáo của Khoa Ngữ văn lại rất tâm huyết với nghề. Hơn nữa, khi học ở đây, tôi có cơ hội gặp gỡ, trao đổi học thuật với nhiều giáo sư đầu ngành ở cả hai miền đất nước. Vì thế, không hà cớ gì chúng ta không chọn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế là cơ sở đạo tạo bậc tiến sĩ cho mình.


từ TS. Hồ Văn Quốc – Đại học Phú Xuân Huế

Ý kiến cho ngành Công nghệ Thông tin


…GOSU là một trong những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường dịch vụ giải trí trực tuyến hiện nay như: game online, nội dung số, mobile game, ứng dụng game trên mạng xã hội.

… Với mục tiêu đào tạo, xây dựng, phát triển đội ngũ nguồn lực Công nghệ Thông tin gắn liền với thực tế nhu cầu khách hàng, chúng tôi kết nối chặt chẽ với Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Khoa học…


từ Ông Nguyễn Công Cao Cường – Công ty cổ phần trực tuyến GOSU

Ý kiến cho ngành Địa chất học


Sinh viên ngành Địa chất học (trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) có thể đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật ở các Trung tâm tư vấn và quản lý dự án, Trung tâm thí nghiệm, Trung tâm tư vấn khảo sát và địa chất công trình ngầm… của Công ty. Phần lớn sinh viên được trang bị lý thuyết cơ bản, có khả năng thích ứng nhanh với môi trường thực tế.


từ ThS. Bùi Quang Tuấn – Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng 23

Ý kiến cho ngành Địa chất học


Các sinh viên ngành Địa chất học ở trường Đại học Khoa học được đào tạo cơ bản, có chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tế.


từ ThS. Đặng Quốc Tiến – Phó Giám đốc Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung

Ý kiến cho ngành Địa lý tự nhiên


Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã tạo điều kiện tốt cho các sinh viên đang theo học tại Khoa thực tập tại đơn vị, đạt kết quả tốt. Ngoài ra còn hỗ trợ, phối với các giảng viên, cán bộ của Khoa trong các vấn đề nghiên cứu như cung cấp dữ liệu, số liệu chuyên ngành để thực hiện các nghiên cứu. Trung tâm sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên ưu tú đã tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc tại đơn vị.

Đào tạo ngành Địa lý tự nhiên đã giúp sinh viên hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường và trắc địa, bản đồ GIS, viễn thám. Có kỹ năng thực hành phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành… tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Có khả năng lập báo cáo đánh giá, phương án quy hoạch và tổ chức lãnh thổ cũng như việc tư vấn, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý, tài nguyên môi trường, trắc địa, bản đồ viễn thám.


từ Ông Nguyễn Từ Đức – Trung tâm Công nghệ thông tin và môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình

Ý kiến cho ngành Địa lý tự nhiên


Bùi Ngọc Ảnh – Phó chủ tịch UBND, tốt nghiệp cử nhân Địa lý tự nhiên và Thạc sĩ Quản lý TNMT đã trải qua hơn 10 năm làm việc, từ khi là chuyên viên, Phó Trưởng phòng, trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường đến nay là PCT UBND thành phố đã tham mưu tốt và có uy tín điều hành trong  lĩnh vực TNMT, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


từ Ông Văn Anh Tuấn – Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ

Ý kiến cho ngành Địa lý tự nhiên


Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung đã tuyển dụng 4 cán bộ tốt nghiệp từ ngành Địa lý tự nhiên của Khoa Địa lý – Địa chất. Trong quá trình làm việc, các cán bộ trên có khả năng tư duy, tính phối hợp làm việc theo nhóm cao đã cùng nhau thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đạt chất lượng tốt, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.


từ PGS.TS. Phạm Việt Cường – Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung – 321 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, Huế

Ý kiến cho ngành Sinh học


Khoa Sinh học là một trong những khoa cơ bản, được thành lập từ rất sớm nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy rất mạnh gồm nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sỹ được đạo tạo ở trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã phát triển ngày càng lớn mạnh, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH. Khoa luôn cập nhật và đào tạo các chuyên ngành phù hợp với thực tiễn, sinh viên được thực hành và tiếp cận thực tế nhiều hơn.

Tại Trung tâm Giống Nông – Lâm nghiệp đã có 5 sinh viên Khoa Sinh các khóa làm việc, hầu hết các bạn đều có kiến thức cơ bản, bao quát tốt, phát huy được chuyên môn, đảm đương được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực giống cây trồng ứng dụng công nghệ cao.


từ ThS. Phan Hùng Vĩnh – Phó Giám đốc kiêm Trại Trưởng Trại Phát triển Công nghệ giống cây trồng Tam An-Trung tâm Giống Nông-Lâm nghiệp Quảng Nam.

Ý kiến cho ngành Xã hội học


  • Chúng tôi cũng là nơi được rất nhiều sinh viên Xã hội học đăng ký thực tập tốt nghiệp hoặc tham gia các công tác tình nguyện phát triển cộng đồng khác. Khả năng phân tích tốt các vấn đề xã hội, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tính cầu thị trong phát triển năng lực cá r acác cựu sinh viên cho thấy Khoa Xã hội học có khung chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp và có phương pháp đào tạo mang tính định hướng cao. Chúng tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của Khoa trong thời gian tới để cung cấp nhiều hơn nữa các nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
  • Vượt qua những khó khăn của ngày đầu tiên thành lập, sau hơn 10 năm hoạt động, khoa Xã hội học của Trường Đại học Khoa học Huế đã khẳng định được thương hiệu đào tạo của mình. Là một tổ chức nghiên cứu và phát triển cộng đồng, chúng tôi tuyển dụng chính thức 3 cán bộ dự án được đào tạo từ Khoa Xã hội học. Sau một thời gian làm việc và bổ sung thêm ngoại ngữ, tất cả các cán bộ của chúng tôi tuyển dụng từ Khoa đều có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.


từ Bà Phạm Thị Diệu My – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD)

Ý kiến cho ngành Lịch sử


Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế. Đội ngũ sinh viên ở đây có chất lượng về chuyên môn, năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác; đã được tuyển dụng vào làm việc tại các phòng, ban chuyên môn của Sở Văn hóa và Thể thao và tại các đơn vị bảo tàng, thư viện, trường Văn hóa nghệ thuật, phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thành phố Huế…

Những cán bộ này đã phát huy được năng lực, sở trường công tác, tham mưu có hiệu quả về chuyên môn và các lĩnh vực quản lý nhà nước; chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học của ngành, của tỉnh và các cơ quan Trung ương; tham gia nhiều đề án, quy hoạch, chương trình hợp tác quốc tế đã được phê duyệt và triển khai. Nhiều cán bộ đã phát huy năng lực chuyên môn, được tín nhiệm bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; nhiều cán bộ khoa học đã trưởng thành, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.


từ TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ý kiến cho ngành Đông phương học


Về ngành Đông phương học: Ngành học đã đáp ứng được các tiêu chí, kỹ năng cơ bản mà các doanh nghiệp nước ngoài mong đợi từ các ứng viên, đặc biệt là các ứng viên khi mới ra trường; kiến thức chuyên ngành; khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, kĩ năng làm việc  nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình.

Về chương trình đào tạo:“Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều, ngoài kiến thức chuyên môn Thầy Cô truyền đạt thì những lần cọ xát  thông qua các chuyến tham quan thực tế năm 2, 3,4 ở trong nước  và cả nước ngoài như (Thái Lan, Lào, Campuchia), các lần giao lưu văn hóa với các sinh viên nước bạn… Tất cả điều đó, chính là những nền tảng vững chắc cho bạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tìm kiếm một cơ hội mới sau khi ra trường”.


từ Bà Đào Lê Xuân – Quản lý Công ty CP Taekwang Vina Industrial – TP Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai

Ý kiến cho ngành Đông phương học


Về cán bộ Dương Thị Hồng Hạnh, cựu sinh viên Đông phương học, khóa 33, Đại học Khoa học Huế: “Với công việc phiên dịch thì đã trải qua khoảng 3 năm rồi nên đã đạt đến cấp độ mà tôi có thể hài lòng. Là người nói tiếng Anh và tiếng Nhật lưu loát. Tôi đang nghĩ đến việc gửi cô ấy đi Nhật công tác”.


từ Ông Anthony Anai -Giám đốc Công ty TNHH Aldila Composite Products

Ý kiến cho ngành Đông phương học


Được đào tạo với chuyên ngành Đông Phương học, cán bộ được tuyển dụng vào cơ quan (Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch – Quảng Trị), đã thể hiện tốt trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trong công việc. Có khả năng làm việc độc lập, chủ động, sáng tạo; kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc; kỹ năng giao tiếp tốt; sử dụng thành thạo Anh ngữ (trường hợp cán bộ mới tuyển dụng là Ngô Thị Minh Phượng, sinh viên khóa 31, Ngành Đông phương học, Đại học Khoa học Huế).


từ Ông Hoàng Công Thức – PGĐ Phụ trách – Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị

Ý kiến cho ngành Lịch sử


“Đến nay, chúng tôi đã tuyển dụng 4 cán bộ, sinh viên tốt nghiệp từ khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học, Đại học Huế về làm giảng viên ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, năng động, sáng tạo trong công việc, họ đều đã trở thành những giảng viên dạy giỏi, những Tiến sĩ có thành tích nghiên cứu khoa học cao, có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đơn vị. Chúng tôi thật sự yên tâm khi tuyển dụng các bạn sinh viên, học viên được đào tạo từ cơ sở đào tạo uy tín này”


từ TS. Nguyễn Duy Phương – Phó Trưởng khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Ý kiến cho ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - Viễn thông


…Khoa đã có khung đào tạo chung hướng đến nhu cầu thực tế của các Doanh nghiệp. Khoa đã thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo giúp sinh viên cập nhật được xu hướng mới trong khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp và xã hội.

…Để vận hành hệ thống hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, VNPT Thừa Thiên Huế xác định con người là yếu tố quyết định, hàng loạt kỹ sư của VNPT Thừa Thiên Huế đều được nhà trường và khoa vật lý trước đây (sau này là khoa điện tử viễn thông) đào tạo những kiến thức cơ bản chính, qua quá trình rèn luyện thực tiễn đã làm chủ được công nghệ như ngày hôm nay. Cũng xin thông tin thêm là tại VNPT TT Huế phần lớn cán bộ kỹ thuật chủ chốt đều được đào tạo tại Khoa Vật lý từ khóa 2 cho đến nay.

Hàng năm căn cứ trên nhu cầu nhân lực của đơn vị, VNPT Thừa Thiên Huế đã tổ chức các đợt phỏng vấn tuyển các sinh viên khá, giỏi (trong đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa Điện tử viễn thông ) và bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng người nhằm phát huy năng lực. Các sinh viên đã được trang bị kiến thức và kỹ năng cho nghề nghiệp phù hợp với doanh nghiệp, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu khá tốt nên có thể nhanh chóng nắm được yêu cầu của công việc.Hiện nay các sinh viên này đều đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.


từ Ông Dương Tuấn Anh – VNPT Thừa Thiên Huế

Ý kiến cho ngành Báo chí


Nguồn nhân lực của báo Tuổi Trẻ tại các văn phòng đại diện ở miền Trung lâu nay chủ yếu vẫn từ nguồn đào tạo của các trường đại học ở Huế; trong đó, nhiều nhất sinh viên Trường đại học Khoa học Huế. Vì vậy, báo Tuổi Trẻ luôn ý thức việc cùng tham gia đào tạo nhân lực với các trường đại học. Mặc khác, việc tham gia đào tạo này còn nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho nghề báo, vì lợi ích của xã hội.

Từ năm 2004, khi vừa đặt văn phòng đại diện tại Huế, chúng tôi đã tiếp nhận sinh viên về thực tập trong các kỳ thực tập chính khóa của khoa Báo chí – truyền thông Trường đại học Khoa học Huế. Từ đó đến nay, mỗi năm, chúng tôi đều tiếp nhận 2 đợt thực tập của sinh viên báo chí Huế. Ngoài ra, chúng tôi luôn mở cửa đón nhận sự cộng tác và học nghề của sinh viên báo chí Huế, vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, sinh viên báo chí Huế là lực lượng cộng tác viên của báo Tuổi Trẻ tại Huế chiếm số lượng đông nhất. Sau một thời gian thực hành nghề với báo Tuổi Trẻ, chất lượng sản phẩm do sinh viên báo chí đã tăng lên, nhiều sản phẩm được đăng báo, được khen thưởng và được giải thưởng báo chí. Từ khóa 27 đến khóa 33, là các khóa có sinh viên cộng tác với báo Tuổi Trẻ rất tốt. Từ nguồn cộng tác viên sinh viên này, chúng tôi đã tuyển dụng được một số phóng viên, hiện đang làm việc rất tốt tại báo Tuổi Trẻ: Phạm Hữu Khá (K27), Đoàn Văn Cường (K27), Thái Bá Dũng (K29), Nguyễn Quốc Nam (K29), Đặng Tiến Long (K33), Lê Ngọc Hiển (K34)…

Năng lực lao động của các sinh viên báo chí Huế đạt yêu cầu của báo Tuổi Trẻ là nhờ: tư chất vốn có của họ (yêu thích nghề báo, có năng khiếu viết báo); kết quả đào tạo của khoa Báo chí – truyền thông và một số khoa khác của Trường đại học Khoa học (sinh viên báo chí không chỉ cần trang bị kỹ năng nghề báo, mà rất cần các kỹ năng về ngôn ngữ, giao tiếp, kiến thức về triết học, luật học, xã hội học, sử học, văn học, và cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật…). Sau cùng là phần đào tạo lại của các cơ quan báo chí, cho phù hợp với đặc điểm riêng và cuẩn riêng của tòa báo. Có thể khung chương trình của ngành báo chí không dạy sinh viên một số môn học như triết học, văn học, sử học, xã hội học…, nhưng việc sinh viên báo chí được sinh hoạt trong không gian khoa học của Trường đại học Khoa học Huế cũng giúp cho họ có thêm những kiến thức mở rộng, rất cần cho việc viết báo sau này.

Khoa Báo chí – truyền thông của Trường Đại học Khoa học Huế hiện là cơ sở đào tạo báo chí duy nhất tại miền Trung. Số lượng sinh viên tuyển sinh hằng năm theo chúng tôi là thuộc loại cao so với cả nước. Sinh viên vào Khoa Báo chí có trình độ cao hơn nhiều ngành xã hội – nhân văn khác. Đó là lợi thế của trường. Vì vậy, trường và khoa nên hết sức chú trọng chất lượng đào tạo. Đó mới chính là uy tín của trường và khoa, và có thể nói, đó mới chính là sự sống còn của cơ sở đào tạo. Nếu trường kiên định với phương châm xem trọng chất lượng đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng của chương trình, lực lượng giảng dạy, điều kiện học tập của sinh viên, thì chắc chắn trường sẽ thành công với ngành đào tạo vẫn còn mới mẻ này. Còn nếu trường vẫn chạy theo số lượng đào tạo, vì sự tăng trưởng nguồn thu, thì chất lượng đào tạo suy giảm là điều không thể tránh khỏi.


từ Ông Lê Văn Minh Tự – Văn phòng đại diện Báo Tuổi trẻ tại miền Trung

Ý kiến cho ngành Báo chí


Tôi làm báo nhưng có tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học. Với tư cách của người quản lý khu vực của một tờ báo tự hạch toán nên rất chú trọng đến việc tuyển dụng. Với báo Thanh Niên, tiêu chí duy nhất là làm giỏi chuyên môn, kể cả khi họ làm phóng viên hay công việc PR.

Hầu hết các tỉnh miền Trung phóng viên đều xuất thân từ Đại học Khoa học Huế, trước đó là Khoa Ngữ văn- Báo chí hoặc sau này là Khoa Báo chí- Truyền thông và họ đều là những nhà báo giỏi (như Hứa Văn Đông, Bùi Ngọc Long, Nguyễn Phúc, Trương Quang Nam, Lê Hoàng Sơn…, hay các sinh viên nay công tác ở các tỉnh thành khác như Đình Phúc, Nguyễn Chung…) Có người trở thành cán bộ quản lý khi còn rất trẻ như Vũ Trần Phương Thảo.

Thế hệ trước đó, rất nhiều người từ “lò” đào tạo này hầu hết đã trở thành lãnh đạo của các cơ quan báo chí ở miền Trung (như Lê Minh Hùng, Đặng Xuân Thu, Huỳnh Hùng, Lê Văn Gia, Khánh Hòa, Nguyễn Hữu Thái, Trương Đức Minh Tứ…)

Trong chương trình đạo tạo, các môn PR cũng được chú trọng nên những sinh viên ra trường làm công tác này đều rất giỏi (như Nguyễn Vũ Hạnh Chi (Thanh Niên), Trần Phương Chi (Đại học Đông Á)…  Theo hiểu biết của tôi, PR là ngành học mà hiện nay đang có nhu cầu rất cao vì không chỉ các cơ quan báo chí tuyển mà các cơ quan, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cả những người kinh doanh quy mô lớn nhỏ đều đang rất cần. Vì thế, nhà trường và khoa nên có một bộ môn riêng vì hứa hẹn rất nhiều triển vọng về việc làm cho sinh viên khi ra trường.

Vì sao tôi dạy nhiều trường nhưng thường tuyển dụng sinh viên Đại học Huế? Là vì tôi thấy nền tảng của những sinh viên này rất căn bản, một phần do đầu vào tốt và chương trình giảng dạy phù hợp. Đó là điều các trường trong khu vực có đào tạo ngành này chưa đạt được.

Tôi có hai đứa con, do tôi hiểu nên đã hướng cho cả hai đều học tại Khoa Báo chí- Truyền thông ĐH Khoa học Huế, sau đó con đầu học tiếp lên cao ở nước ngoài và cả hai đều làm việc tốt. Ngôi trường này tôi và vợ tôi (nay phụ trách Ban Văn nghệ Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng) từng học. Đó là thực tế.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, báo chí, PR là lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi sáng tạo, với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức phải được cập nhật liên tục. Do vậy, chương trình giảng dạy cũng phải luôn được cập nhật và thay đổi, bổ sung nhiều môn học cho phù hợp, đặc biệt là các môn kỹ năng có tính thực hành.

Theo tôi, các môn học bắt buộc (thuộc phần cứng) nên chiếm khoảng 30%, 70% môn học nên để dạng “mở” để có thể điều chỉnh qua hàng năm hoặc 6 tháng một. Làm báo hay PR phần nhiều là kỹ năng nên phải dành nhiều môn mời thỉnh giảng giỏi về các kỹ năng đó (vì nhà trường rất khó có điều kiện đầu tư tiền của và thời gian cho giảng viên liên tục đi học nước ngoài để cập nhật). “Thiên tài là người đứng trên vai người khổng lồ”- câu nói ấy luôn đúng.

Ngoài ra, cũng cần kết nối với Bộ TT-TT, Hội Nhà báo VN, các cơ quan báo chí lớn, các cơ sở đạo tạo nước ngoài (họ có những dự án phi lợi nhuận)… để giảng viên và sinh viên được thụ hưởng những dự án đào tạo nâng cao của họ.


từ Ông Nguyễn Thế Thịnh – Trưởng Văn phòng đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung

Ý kiến cho ngành Công nghệ Thông tin


…Khoa CNTT – Trường Đại học Khoa học có đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, có năng lực và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, hướng dẫn với tinh thần trách nhiệm cao đối với sinh viên của mình…


từ Ông Lê Vĩnh Chiến giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế

Ý kiến cho ngành Công nghệ Thông tin


Hiện nay có 17 cựu sinh viên trường ĐHKH –ĐH Huế đang làm việc tại văn phòng Gameloft Đà Nẵng. Trong đó có từ 8 người hiện đang giữ các chức vụ quản lý trở lên. Hàng năm Gameloft Đà Nẵng thường xuyên hợp tác để làm seminar, tổ chức các buổi tham quan văn phòng cũng như tuyển dụng sv và trao học bổng cho các sv xuất sắc.

Về sinh viên của khoa, chất lượng nhân lực tốt, kĩ thuật đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên cần cải thiện ngoại ngữ và một số kĩ năng mềm. Về Khoa, Gameloft đã nhận được sự hợp tác tốt, tạo điều kiện và hỗ trợ Gameloft hết mình. Hy vọng trong tương lai công ty và Khoa sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau để tang cường sự hợp tác đôi bên…


từ Công ty Gameloft chi nhánh Đà Nẵng

Ý kiến cho ngành Công nghệ Thông tin


Khoa CNTT được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chuyên nghiệp và chất lượng giảng dạy tiên tiến nhất.


từ ông Nguyễn Tuấn Phương từ FSoft Đà Nẵng