THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Ngành Báo chí

Mã ngành 7320101
Chỉ tiêu
Theo xét KQ thi TN THPT

85

Theo xét theo phương thức khác (Học bạ, tuyển thẳng)

45

Môn xét tuyển (mã tổ hợp)
  • D01 - Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • D15 - Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • C00 - Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
Tổng quan
  • Ngành báo chí hiện đang là một trong những ngành mà xã hội đang có nhu cầu rất lớn bởi phổ làm việc rất rộng. Ngành học này trang bị cho người học những kiến thức về truyền thông và báo chí trong đó chú trọng đến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội; giúp người học hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá, bình luận tình hình thời sự, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; đào tạo nghiệp vụ làm báo như viết tin, phỏng vấn, biên tập chương trình, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, làm phóng sự, điều tra…đào tạo các kỹ năng làm truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện…
  • Ngành báo chí đào tạo nghề báo, đào tạo thành các phóng viên, biên tập viên, nhà báo, người làm công tác truyền thông…làm việc tại các cơ quan ban, ngành từ trung ương đến địa phương, tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhu cầu thị trường
  • Báo chí truyền thông là một lĩnh vực mà thị trường lao động hiện tại và cả trong tương lai đang có nhu cầu rất cao. Đây là ngành thu hút số lao động thứ vị trí số một trong các ngành nghề hoạt động tại Việt Nam hiện nay. Với sự đổi mới nhanh chóng về xã hội và kinh tế, nhu cầu về dịch vụ truyền thông và báo chí ở nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Số lượng các công ty truyền thông, các cơ sở thông tin, các cơ quan báo chí không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng, đòi hỏi nguồn cung cấp nhân lực cho ngành báo chí truyền thông cũng phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
  • Ngoài ra, nhu cầu về các hoạt như quảng cáo, PR, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tiếp thị, truyền thông tập đoàn trong xã hội đang tăng mạnh. Hiện tại, Việt Nam có hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng rất cao. Khoảng 90% công ty, doanh nghiệp quốc doanh và 100% công ty, doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng các dịch vụ PR, truyền thông. Nhu cầu về nhân lực báo chí truyền thông được đào tạo chuyên nghiệp vì thế đang tăng lên.
  • Hơn nữa, ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỷ tới, bởi, mức hưởng thụ báo chí của người dân Việt Nam đang tăng mạnh, 215% mỗi năm.Và, nhân lực trong ngành báo chí truyền thông cần mỗi năm chiếm 25,5% toàn ngành xã hội- nhân văn.
Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
  • Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tại: đài phát thanh, đài truyền hình, toà soạn báo, các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương;
  • Cán bộ quản lý hoạt động báo chí, truyền thông tại các tỉnh, thành phố;
  • Chuyên viên truyền thông, quan hệ công chúng tại các công ty, doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp;
  • Chuyên viên phụ trách các trang thông tin điện tử của các cơ quan ban ngành ở Trung ương và địa phương;
  • Giảng dạy tại các trường đào tạo báo chí, truyền thông.

Lựa chọn trường Đại học Khoa học là nơi học tập & rèn luyện

Sinh viên lựa chọn Trường ĐHKH làm nơi học tập và rèn luyện có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn, bởi chiến lược, chương trình đào tạo, kế hoạch quảng bá và chương trình tiếp thị việc làm được quan tâm, thực hiện thường xuyên và hiệu quả.