Sáng 30/3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp tổ chức Toạ đàm, triển lãm “Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT (ICT) trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp”. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng dự và phát biểu tại Tọa đàm. Dự Tọa đàm có Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng cùng hàng trăm đại biểu đến từ các Bộ, ngành, các trường đại học có đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực ICT và các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tham quan gian triển lãm của Đại học Huế
Đại học Huế tham gia triển lãm với gian trưng bày các thành tựu, kết quả trong đào tạo, nghiên cứu và hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Hiên tại, Đại học Huế có 04 đơn vị đào tạo bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành thuộc lĩnh vực CNTT bao gồm: khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin, an toàn thông tin, thương mại điện tử. Trong những năm qua, Đại học Huế đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng sinh viên ra trường, cấp học bổng cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Chẳng hạn, Công ty TNHH Phần mềm FPT tại Đà Nẵng hợp tác với Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế từ năm 2009 đến nay. Các hoạt động hỗ trợ, tài trợ khoảng hơn 200 triệu đồng/năm. Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp các ngày CNTT của Đại học Huế ra trường có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp.
Lê Trung Hiếu, Giám đốc TT CNTT Đại học Huế giới thiệu về chương trình HueAI của Đại học Huế hợp tác với VietAI.
Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sinh viên Đại học Huế, trong đó có Got it từ Thung lũng Silicon. Got it đánh giá cao những kỹ sư giỏi với kiến thức nền tảng và kỹ năng mềm, tiếng Anh tốt.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện tỉ lệ các trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT ở nước ta chiếm 37,5%, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp. Thống kê của Bộ TT&TT cho thấy, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động CNTT. Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực CNTT. Dự báo của Vietnamworks cũng cho thấy, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động CNTT và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động.
SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI: CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ THỰC HÀNH Ở MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (HUSC) đã kí kết hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc xã hội tại Nhật Bản. Với những cam kết quan trọng […]
HỢP TÁC DOANH NGHIỆP – GIA TĂNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc sống. Việc lập kế hoạch, định hướng nghề nghiệp cho tương lai một cách hiệu quả luôn đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng sự nghiệp thành công. Trường Đại học […]
KỸ NĂNG THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHO CÁC ỨNG VIÊN TRẺ Tốt nghiệp ra trường, đi tìm việc làm, đây là lúc các bạn ứng dụng những thành quả học tập và rèn luyện của mình vào thực tế. “Kỹ năng thích nghi” vô cùng quan trọng giúp các ứng viên trẻ […]
TẠI SAO BẠN NÊN HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TẠI HUSC? Theo báo cáo tình hình việc làm của sinh viên giai đoạn 2018 – 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật thuộc top 10 ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất […]
HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ PHÂN TÍCH VÀ DỮ LIỆU CÓ MỨC THU NHẬP SAU KHI RA TRƯỜNG LÀ BAO NHIÊU? Ngày nay, dữ liệu đang dần thay thế dầu mỏ để trở thành nguồn tài nguyên tiềm năng. Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn – hoạt động phân tích dữ liệu là phần […]
SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA KỸ THUẬT – XÂY DỰNG – HỌC GÌ VÀ LÀM GÌ? Địa kỹ thuật – xây dựng đang trở thành một trong những ngành hot nhất trong thời gian gần đây. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, vị trí các chuyên gia địa kỹ thuật – xây […]
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÙNG DOANH NGHIỆP: HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH Điện, Điện tử và Công nghệ vật liệu chính là lĩnh vực mũi nhọn trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Vậy nên người học buộc phải chủ động học tập và “cọ xát” với môi trường làm việc thực tế để […]
KHOA SINH HỌC: LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP MỞ RA CƠ HỘI CHO NGƯỜI HỌC Công nghệ sinh học hiện nay là một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong nền kinh tế hiện đại. Các kiến thức về lĩnh vực này ngày một phát triển và đổi mới. Vậy nên trang bị cho người […]
KHOA MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG DOANH NGHIỆP: TẠO CƠ HỘI HỌC TẬP TỐT NHẤT CHO SINH VIÊN Khoa học môi trường là lĩnh vực phát triển không ngừng. Con người chúng ta luôn có những sáng kiến hay và chúng được cập nhật từng ngày để góp phần nâng cao sự bền vững của […]